Garmin trình làng đồng hồ chạy bộ GPS Forerunner 165 Series
Chiều nay 7.1 Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thăm cầu thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. "Tôi đã được nghe các bác sĩ trao đổi rằng ca mổ của bạn rất thành công. Tôi hy vọng bạn sẽ hồi phục sớm và Xuân Son lại sớm tiếp tục cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Không chỉ cá nhân tôi, tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng đội. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn và chúng tôi mong bạn sẽ sớm đóng góp cho Việt Nam", GS Thuấn bày tỏ.Chúc mừng GS-TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec, và ê kíp phẫu thuật đã có ca mổ hết sức thành công cho Xuân Son, GS Thuấn chia sẻ: "Thời gian tới sẽ là giai đoạn phục hồi chức năng cho Xuân Son, chắc rằng đội ngũ của Vinmec sẽ sớm giúp Son hồi phục".Trực tiếp phẫu thuật cho cầu thủ Nguyễn Văn Son sau chấn thương tại Thái Lan tối 5.1, GS-TS Trần Trung Dũng cho rằng, với ca mổ này, chúng ta nhìn nhận đó là niềm tin của bệnh nhân, đặc biệt là người có điều kiện chi trả tài chính tin vào y tế Việt Nam. Đặc biệt là cầu thủ như Son có nhiều cơ hội điều trị, dù trước đó đã định chọn Nhật và Hàn để điều trị. "Sự lựa chọn đó khẳng định niềm tin của mọi người với y học chúng ta. Với ca phẫu thuật cho Son, tin rằng các bác sĩ khác như khác: Việt Đức, Chợ Rẫy... đều làm được kỹ thuật này mức độ cao. Quan trọng là niềm tin, vì nếu không tin thì kỹ thuật cao cũng ra nước ngoài", GS-TS Trần Trung Dũng bày tỏ.Vẫn theo GS-TS Trần Trung Dũng, ca mổ của Son kỹ thuật không quá khó nhưng đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi với bệnh nhân thường, sau mổ có thể chỉ cần đi lại, sinh hoạt, nhưng với vận động viên và đặc biệt là vận động viên thi đấu đỉnh cao như Xuân Son là khác hoàn khác. Do đó, yêu cầu phục hồi sau mổ là thách thức rất lớn. Sau liền xương, còn phải duy trì sức cơ, kiểm soát cân nặng."Thể trạng của Son, thể trạng châu Âu rất dễ tăng cân, chỉ cần hơi giảm tập, thì từ 90 kg có thể lên hơn trăm cân rất dễ. Vì thế, ca mổ của Son hiện mới chỉ được khoảng 1/10 quãng đường, khó khăn phía trước. Để Son duy trì, kiểm soát được cân nặng thì cần tập phục hồi, và phải tập phù hợp từng giai đoạn: chưa liền xương, liền xương chưa chắc và liền chắc", bác sĩ Dũng phân tích.Theo các bác sĩ, 1 ngày sau phẫu thuật, hiện Son đã có các bài tập phục hồi với máy, tại giường. Anh cũng đã có thể di chuyển bằng nạng."Rất may, trước mổ, các hội chẩn và sự chuẩn bị nhanh chóng giúp cho Son được phẫu thuật trong khung giờ vàng, trong 24 giờ kể từ khi chấn thương. Nếu can thiệp muộn thì tình trạng phù nề do chấn thương gia tăng, da chân phỏng nước thì sau phẫu thuật sẽ liền kém, nuôi dưỡng kém. Mổ trong 24 giờ đầu khi sưng nề chưa nhiều, nên cố định xương thuận lợi. Nếu mọi việc thuận lợi, Son có thể trở lại thi đấu sau khoảng 9 tháng nữa", GS Dũng chia sẻ.3 ngày cầm lái Mitsubishi Xpander 2022: 5 điểm cộng, 2 điểm trừ
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".
Nhờ đá bóng sinh viên mà cưới được vợ
Trong chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T, đáng chú ý là nghi thức rước Quốc kỳ, lễ thượng cờ và chào cờ nhằm làm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Hoạt động này quy tụ 15.000 tham gia, lập kỷ lục Việt Nam là sự kiện có số lượng cán bộ, nhân viên, đơn vị tham gia nghi thức chào cờ và hát Quốc ca đông nhất Việt Nam.Chương trình còn có sự tham gia của khách mời đặc biệt là con trai và cháu đích tôn của cố nhạc sĩ Văn Cao, tác giả của bài hát Tiến quân ca (Quốc ca). Họa sĩ Văn Thao - con trai của nhạc sĩ Văn Cao cho biết đã nghe Quốc ca hàng nghìn lần nhưng lần nào cũng xúc động. Ông đánh giá cao tinh thần tổ chức một sự kiện có ý nghĩa giáo dục và tạo tiếng vang lớn.Họa sĩ cũng cho rằng sự kiện không chỉ giúp nhân viên của tập đoàn mà còn giúp thế giới cảm nhận được sự hùng tráng, thiêng liêng của Quốc ca."Tôi xúc động và tự hào khi được mời tham gia một sự kiện tầm cỡ khi có 15.000 người cùng hát Quốc ca. Tôi phải cảm ơn cha mình, người đã tạo ra bài hát hồn thiêng sông núi khiến toàn bộ người dân Việt Nam tự hào. Đây là lần đầu tiên tôi và con trai, cháu nội cùng hát Quốc ca với nhau. Tôi đã xem nhiều chương trình có nhiều người hát Quốc ca ở khắp nơi và thầm mong ước giá như mình được tham gia sẽ hạnh phúc lắm. Lần này tôi đã được thỏa nguyện", họa sĩ chia sẻ thêm. Văn Giang - cháu đích tôn của nhạc sĩ Văn Cao - cho biết từ vài ngày trước, anh đã thấy hồi hộp vì biết sự kiện sẽ được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam và mình có vinh dự trở thành một trong những người làm nên điều đó. Văn Giang dẫn theo các con tới sự kiện để cả 3 thế hệ của gia đình cùng có cơ hội tham gia hoạt động đặc biệt này.Chương trình Ngày hội văn hóa SHB - T&T diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình lấy cảm hứng từ lễ khai mạc của thế vận hội Olympic, nơi những giá trị cốt lõi được tôn vinh bằng công nghệ trình diễn hiện đại. Ngoài hoạt động hát Quốc ca, chương trình có những màn diễu hành, lễ rước đuốc từ Phú Thọ cùng những màn trình diễn sử dụng công nghệ hiện đại… Sự kiện còn quy tụ dàn sao gồm ca sĩ Tóc Tiên, rapper Hieuthuhai, ca sĩ Mono, diễn viên Anh Tú Atus, ca sĩ Jsol, ca sĩ Hoàng Bách...
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
CLB PSG công bố đối tác mới trước thềm giải Dota 2 TI 2023
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.